Quy trình kiểm định xe nâng người

Xe nâng người là thiết bị chuyên dụng dùng để di chuyển người và các dụng cụ lên vị trí trên cao. Vì thế, việc kiểm tra chất lượng của thiết bị luôn luôn được chú trọng để đảm bảo an toàn lao động. Dưới đây là quy trình kiểm định xe nâng người an toàn đang được áp dụng ở nhiều cơ sở kiểm định.  

Quy định về xe nâng người

Sử dụng thang nâng điện chắc chắn sẽ phổ biến hơn trong tương lai
Sử dụng thang nâng điện chắc chắn sẽ phổ biến hơn trong tương lai

Trước khi đưa vào sử dụng, xe nâng người phải được trải qua quá trình kiểm định để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Các quy định trong vận hành và sử dụng xe nâng người phải được tuân theo đúng với các thông số được ghi trên thân máy như kích thước, chiều cao nâng, trọng lượng nâng, các cảnh báo nguy hiểm…

Các quy chuẩn xe nâng người

Hiện tại, các cơ sở kiểm định đang áp dụng các quy chuẩn quốc gia trong việc kiểm tra chất lượng và độ an toàn cho xe nâng người.

–         Tiêu chuẩn QCVN22:2010/BGTVT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ.

–         Tiêu chuẩn QTKĐ18:2016/BLĐTBXH: quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng người.

–         Tiêu chuẩn TCXDVN296:2004 quy định về giàn giáo và các yêu cầu về an toàn.

–         Tiêu chuẩn TCVN4755:1989: quy định về cần trục và các yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực.

–         Tiêu chuẩn TCVN5206:1990 cho máy nâng hạ và yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.

–         Tiêu chuẩn TCVN5179:1990 cho máy nâng hạ và yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn.

Áp dụng quy chuẩn quốc gia trong việc kiểm định xe nâng người

Ngoài các tiêu chuẩn kiểm định trên thì các cơ sở kiểm định có thể sử dụng các quy chuẩn về xe nâng người khác tùy theo đề nghị của đơn vị sử dụng và đơn vị chế tạo. Các tiêu chí kiểm định phải đảm bảo các thông số an toàn bằng hoặc cao hơn so với các tiêu chuẩn đang áp dụng ở trên.

Quy trình kiểm định xe nâng người

Các quy định và quy trình kiểm định xe nâng người được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị

Ở bước này cần kiểm tra các đầy đủ các hồ sơ, lý lịch của xe nâng người. Các giấy tờ cần kiểm tra kỹ lưỡng đó là: bản vẽ cấu tạo các hệ thống nâng hạ, bản vẽ nguyên lý điện điều khiển… Ngoài ra, các vấn đề cần kiểm tra khác đó là quy trình vận hành và xử lý sự cố của xe, nhật ký vận hành, sửa chữa. Nếu xe đã được sử dụng

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

Các chuyên viên kiểm định sẽ phải kiểm tra vị trí lắp đặt và cấu tạo các bộ phận của của xe nâng người. Các yếu tố cần phải xem xét đó là:

–         Kết cấu kim loại chịu lực.

–         Sàn công tác.

–         Lan can bảo vệ.

–         Hệ thống cáp.

–         Hệ thống thủy lực.

–         Cơ cấu chuyển động đối với trọng lượng.

–         Các cơ cấu an toàn chống quá tải.

–       Bộ phận khống chế độ nghiêng, tầm với…

Việc kiểm tra cần sự kết hợp của các phương pháp kiểm tra để phát hiện các khuyết điểm của xe. Đồng thời khắc phục các sự cố có thể xảy ra như thiếu mối hàn trên bộ phận nâng hạ, thiếu ốc kim loại….

Bước 3: Thử nghiệm ở chế độ không tải

Thử vận hành thiết bị ở chế độ không trọng lượng để kiểm tra hoạt động của bộ phận truyền động, hệ thống an toàn và bộ phận nâng hạ của xe.

Bước 4: Thử nghiệm với tải trọng quy định

Kiểm tra hệ thống vận hành của xe nâng người
Kiểm tra hệ thống vận hành của xe nâng người

Quy trình thử nghiệm và kiểm tra xe nâng người ở trạng thái trong trọng tải quy định diễn ra như sau:

  • Thử với trọng tải 125% SWL hoặc bằng 125% Q(sd) trong thời gian 10 phút.
  • Thử với trọng tải khoảng 110% SWL hoặc bằng 110% Q(sd) trong 10 phút.
  • Thử với trọng tải không quá quy định (100% + 10%) SWL để kiểm tra hoạt động của hệ thống chống quá tải.
  • Thử với trọng tải ở mức 100% SWL để kiểm tra hệ thống cứu hộ và sự vận hành của hệ thống khi ngắt nguồn động lực cung cấp.

Sau khi kết thúc quá trình kiểm định, đơn vị kiểm tra sẽ ghi nhận các kết quả thu được vào biên bản kiểm định và ban hành giấy chứng nhận kiểm định nếu xe nâng người đạt kết quả theo yêu cầu.